Ngày 24/11 vừa qua, chuyên đề cuối cùng: “Xây dựng lòng tin trong nhóm” của khóa đào tạo “Kỹ năng lãnh đạo” đã được diễn ra, khép lại khóa đào tạo dành cho cán bộ quản lý, trưởng phó phòng và ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần CNG Việt Nam.
Một định nghĩa mô tả sự tin tưởng là “Sự tin tưởng vào tính cách, khả năng, sức mạnh hoặc sự thật của ai đó hoặc điều gì đó.” Niềm tin là điều cần thiết cho một nhóm làm việc hiệu quả vì nó mang lại cảm giác an toàn. Khi các thành viên trong nhóm của bạn cảm thấy an toàn với nhau, họ sẽ cảm thấy thoải mái để cởi mở, chấp nhận rủi ro phù hợp và bộc lộ những điểm yếu.
Không có sự tin tưởng, sẽ có ít sự đổi mới, cộng tác, tư duy sáng tạo và năng suất, đồng thời mọi người dành thời gian để bảo vệ bản thân và lợi ích của họ – đây là thời gian nên dành để giúp nhóm đạt được mục tiêu.
Là một nhà lãnh đạo, bạn cần trang bị những Kỹ năng nào để làm việc nhóm và dẫn dắt nhóm hiệu quả?
🔹 Lắng nghe
Những ý kiến có hay tới đâu cũng sẽ có những thiếu sót và lắng nghe sẽ giúp phát hiện ra các thiếu sót đó để ý tưởng được hoàn thiện hơn. Hơn nữa, lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của nhau để cùng góp ý sửa chữa. Do vậy, khi tham gia làm việc nhóm bạn hãy luyện cho mình kỹ năng lắng nghe này nhé.
🔸 Giao tiếp cởi mở
Cần khiến mọi người trong nhóm của mình nói chuyện với nhau một cách trung thực, có ý nghĩa và bạn có thể sử dụng một số chiến lược để thực hiện điều này.
Chứng minh rằng giao tiếp cởi mở là quan trọng bằng cách chia sẻ nhất quán với nhóm. Càng có sự giao tiếp cởi mở trong nhóm, mọi người sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn khi tin tưởng bạn và tin tưởng lẫn nhau.
🔹 Sức mạnh thuyết phục
Các nhóm thường có cách tiếp cận khác nhau để đi đến thỏa thuận, nhưng trong một số tình huống, một thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần phải “đấu tranh” cho quan điểm của mình bằng các lý lẽ và bằng chứng rõ ràng với mục tiêu để nhóm có thể hoạt động hiệu quả nhất.
🔸 Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau
Các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.
Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng
🔹 Có trách nhiệm với công việc được giao
Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả chứ không phải chỉ một phần công việc được hoàn thành.
🔸 Sẵn sàng tham gia tích cực
Các nhóm làm việc chỉ thành công khi tất cả các thành viên tham gia đầy đủ vào việc chia sẻ ý tưởng và thực hiện các nhiệm vụ. Sự tham gia và hợp tác tích cực cũng giúp bạn nhận được sự tôn trọng của các thành viên khác trong nhóm, khiến họ sẵn sàng nghe ý kiến của bạn hơn.
🔹 Tư duy phản biện
Tư duy phản biện cho phép bạn đưa ra quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn. Bạn có thể dễ dàng xuôi theo điều mà cả nhóm đã quyết định hoặc một thành viên tin rằng đó là cách hành động tốt nhất nhưng nhưng đôi khi một cách tiếp cận khác hoặc một ý tưởng mới có thể giúp đạt được kết quả tốt hơn.
🔸 Đưa ra và nhận lại phản hồi
Học cách chấp nhận những lời chỉ trích và phản hồi là một phần quan trọng làm việc nhóm. Nhiều người sợ các phản hồi tiêu cực hoặc trở nên tức giận khi họ cảm thấy bị chỉ trích, nhưng bạn có thể sử dụng phản hồi này để cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp. Bằng cách lắng nghe những lời chỉ trích một cách hòa nhã, bạn sẽ tạo ra một môi trường làm việc cởi mở và trung thực hơn, nơi các thành viên khác trong nhóm của bạn cảm thấy thoải mái để bày tỏ ý kiến của họ. Chấp nhận những lời chỉ trích không có nghĩa là bạn phải đồng ý với lời phê bình mà chỉ đơn giản là chấp nhận quan điểm của người khác.
Cảm ơn Ban Lãnh đạo CNG VN đã ủy quyền ANT Education thực hiện chương trình này! Bên cạnh đó, ANT cũng gửi lời cảm ơn đến chuyên gia và 25 anh chị Học viên đã tích cực tham gia khóa đào tạo đầy thiết thực và ý nghĩa này!