Nội dung khóa học
ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:
- Cấp lãnh đạo doanh nghiệp / Cấp lãnh đạo cơ quan (HĐQT, HĐTV, Ban Tổng Giám đốc, Ban Giám đốc).
- Đội ngũ quản lý cấp trung (các Giám đốc chức năng, các Trưởng / Phó các Phòng, ban).
Những người có mong muốn tìm hiểu về văn hóa; văn hóa doanh nghiệp và các loại hình văn hóa khác nhau.
THỜI LƯỢNG KHÓA HỌC:
Tổng thời lượng khóa học: 2 ngày
- Buổi sáng từ: 8:30 đến 11:30
- Buổi chiều từ: 13:30 đến 16:30
Tổng quan
- Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những bản tính và bản sắc, những chuẩn mực hành xử khác nhau, do đó sẽ có văn hóa khác nhau. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều có một kiểu văn hoá riêng biệt. Cũng như vậy, không có khái niệm văn hóa tốt, văn hóa xấu mà chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp; góp phần thúc đẩy, phát triển hay kìm hãm, kéo lùi doanh nghiệp.
- Dưới góc nhìn của quản trị kinh doanh hiện đại, nếu quản lý doanh nghiệp bằng quyền lực, mệnh lệnh thì gọi là “cai trị” còn dùng quy chế và văn hóa thì gọi là “quản trị”. Thực tế cho thấy mọi biện pháp cai trị, cho dù bằng mệnh lệnh, quy định hay bằng kiểm tra, kiểm soát hoặc thậm chí gây sức ép, đe dọa, đều chỉ có giá trị nhất thời, tạo ra một lớp “thần dân” chỉ biết làm việc theo mệnh lệnh, bằng mặt nhưng không bằng lòng. Ngược lại, nếu biết dùng “quy chế” và “văn hóa” thì người đứng đầu công ty sẽ biến “đám đông” thành một “đội ngũ”, một “lực lượng”, sẽ biến “nhân viên của công ty” thành “người của công ty”. Khi đó, mỗi nhân viên sẽ hiểu, chia sẻ trách nhiệm và cống hiến vì hoài bão, sứ mệnh và giá trị của công ty, từ đó chung sức, chung lòng chiến đấu cho sự phát triển và trường tồn của công ty.
Mục tiêu
- Giúp học viên nhận thức rõ vai trò của “Văn hóa doanh nghiệp – VHDN” trong việc cấu thành nên một tài sản quan trọng nhất của công ty – đó là “đội ngũ”
- Giúp học viên nhận thức rõ ý nghĩa của “VHDN” trong việc quản lý điều hành của Lãnh đạo công ty – đó là, VHDN là một trong những công cụ quan trọng nhất của Lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý điều hành.
- Chuyển giao cho học viên những tư duy mới nhất về “văn hóa” và “văn hóa doanh nghiệp” cũng như cách thức xây dựng VHDN.
Khoá học nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết như sau:
- Hiểu một cách sâu sắc về “văn hóa doanh nghiệp”, cũng như sự khác biệt giữa “văn hóa doanh nghiệp” với các loại văn hóa khác như “văn hóa tổ chức”, “văn hóa dân tộc”, “văn hóa kinh doanh” / “văn hóa doanh nhân”, “văn hóa lãnh đạo”, “văn hóa cá nhân”, “văn hóa gia đình”, “văn hóa nghề”, “văn hóa ngành”, “văn hóa xã hội”…
- Nắm vững các cách thức để có thể tự mình cùng với Ban lãnh đạo công ty xây dựng được “một nền văn hóa mạnh và phù hợp” cho công ty của mình.
- Góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điều hành công ty và là tiền đề cho sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai lâu dài.
Nội dung khóa học
1. Tìm hiểu về Văn Hóa
- Khái niệm và các yếu tố văn hóa.
- Các tính chất và nhận diện văn hóa.
- Đặc điểm văn hóa và con người Việt Nam.
- Một số yếu tố lịch sử ảnh hưởng đến văn hóa.
- So sánh phong cách ứng xử phương Đông và phương Tây.
- Văn hóa ngành nghề.
2. Văn hóa doanh nghiệp
- Môi trường của Văn hóa Doanh nghiệp.
- Văn hóa với Quản trị Doanh nghiệp.
- Yếu tố cấu thành Văn Hóa Doanh nghiệp.
- Phong cách lãnh đạo.
- Giới thiệu văn hóa Doanh nghiệp của một số tổ chức (Việt Nam và Công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam).
- Triết lý kinh doanh của Doanh Nghiệp.
3. Xây dựng, Duy trì Văn hóa doanh nghiệp
- Vai trò của Văn Hóa Doanh Nghiệp.
- Các rào cản trong quá trình xây dựng Văn Hóa Doanh nghiệp.
- Hoạch định xây dựng Văn Hóa Doanh nghiệp (Các phụ lục áp dụng).
- Tiêu chuẩn phân cấp Văn hoá doanh nghiệp.
4. Xây dựng, Duy trì Văn hóa doanh nghiệp
- Trọng số các yếu tố VHDN.
- Văn hoá giao tiếp ứng xử Doanh Nghiệp Các giá trị tính cách mà Doanh Nghiệp hướng tới.
- Xây Dựng và thay đổi Văn Hóa Doanh Nghiệp.