contract

Hợp đồng lao động – Kỹ năng xử lý kỷ luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Đối tượng tham dự

  • Lãnh đạo và cán bộ quản lý của Doanh nghiệp.
  • Các Giám đốc – TP nhân sự, chuyên viên, nhân viên nhân sự, pháp chế tại các Doanh nghiệp.
  • Chủ tịch Công Đoàn Cơ sở.
  • Các học viên muốn đi học để nắm bắt ứng dụng luật lao động trong Doanh nghiệp.

Thời lượng khóa học

Tổng thời lượng khóa học: 2 ngày

  • Buổi sáng từ:    8:30 đến 11:30
  • Buổi chiều từ: 13:30 đến 16:30
Tổng quan Mục tiêu
Hiện nay, nhiều kiến thức pháp lý và các quy định liên quan đến lao động, nhân sự, tiền lương..v.v. được cập nhật liên tục nên tạo ra nhiều nguy cơ tranh chấp lao động, đặc biệt trong quá trình kỷ luật lao động. Do đó, ANT Education thiết kế chương trình đào tạo với mục đích:

  • Khóa học được thiết kế phù hợp với nhu cầu thực tế và những vướng mắc thường gặp trong các quan hệ lao động, từ việc xây dựng, ban hành, thực hiện tuân thủ nội quy lao động, cho đến khi tiến hành kỷ luật lao động theo căn cứ của nội quy lao động đã ban hành.
  • Học viên sẽ được đào tạo kiếc thức bài bản, có hệ thống về Nội quy lao động và Xử lý kỷ luật lao động, đồng thời được chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Luật sư chuyên về lĩnh vực lao động.
  • Khoá học còn nhằm mục đích giúp Lãnh đạo Doanh nghiệp, đặc biệt là các Cán bộ làm công tác Tổ chức nhân sự, Lao động tiền lương nâng cao năng lực quản lý lao động, nắm vững kiến thức, kỹ năng, quy trình kỷ luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động. Vận dụng pháp luật về hợp đồng lao động nhằm phòng tránh những rủi ro, pháp lý cho doanh nghiệp trong việc sử dụng và quản lý lao động.
Sau khi tham gia khóa đào tạo, người học sẽ:

  • Nắm đầy đủ hệ thống pháp luật lao động liên quan đến thử việc, hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, tranh chấp lao động.
  • Biết rõ quy định của pháp luật về THỬ VIỆC, ĐÁNH GIÁ THỬ VIỆC.
  • Biết về các loại hợp đồng lao động, trường hợp nào thì ký loại hợp đồng nào cho phù hợp.
  • Nội dung hợp đồng lao động, kỹ năng xây dựng hợp đồng lao động.
  • Phụ lục hợp đồng lao động, thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động, ủy quyền ký kết hợp đồng lao động.
  • Những trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động.
  • Những trường hợp chuyển người lao động qua làm việc khác.
  • Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động.
  • Trách nhiệm pháp lý khi người lao động và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
  • Trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động THÔI VIỆC khi tái cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc hợp nhất, chia tách doanh nghiệp mà dư lao động. Trình tự thủ tục khi cho thôi việc.
  • Những trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Các hình thức kỷ luật lao động.
  • Những trường hợp người sử dụng lao động có quyền SA THẢI người lao động. Điều kiện, thời hiệu, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật và bồi thường trách nhiệm vật chất.
  • Tranh chấp lao động và trình tự giải quyết tranh chấp lao động CÁ NHÂN và tranh chấp lao động TẬP THỂ.
  • Đình công và trình tự thủ tục đình công.
  • Những trường hợp người lao động được trợ cấp THÔI VIỆC, MẤT VIỆC.
  • Trường hợp người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo.

Nội dung

  1. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (HĐLĐ)
    • Khái quát chung về Hợp đồng lao động
      • Khái niệm, đặc điểm, hình thức.
      • Các loại hợp đồng lao động.
      • Nội dung hợp đồng lao động.
      • Mẫu HĐLĐ phù hợp nhất hiện nay. Hướng dẫn cách ghi HĐLĐ về phần lương, phụ cấp, bổ sung và các chế độ phúc lợi khác phù hợp với luật BHXH
      • Mối quan hệ của HĐLĐ với các quan hệ pháp lý khác trong quan hệ lao động tại Doanh nghiệp.
    • Những quy định của pháp luật về HĐLĐ
      • Hệ thống văn bản pháp luật lao động cập nhật mới nhất có liên quan.
      • Nguyên tắc giao kết hợp đồng (Quy định về HĐ thử việc, đánh giá thử việc, thời gian đánh giá thử việc,.v.v.)
      • Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
      • Các trường hợp thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt. Đặc biệt khi được bổ nhiệm hoặc cử đại diện phần vốn nhà nước.
      • Giải quyết chế độ khi chấm dứt HĐLĐ.
      • Chuyển đổi HĐLĐ khi thay đổi quyền sở hữu, quản lý doanh nghiệp.
      • Ký kết HĐLĐ với lao động là người Điều hành/ Quản lý doanh nghiệp.
      • Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động và người sử dụng lao động.
      • Quy định về trách nhiệm và rủi ro của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ sai quy định.
      • Trách nhiệm pháp lý cho người lao động thôi việc trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp, thay đổi cộng nghệ, khó khăn về kinh tế, tài chính, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp.
    • Kỹ năng mềm
      • Kỹ năng thương thảo, ký kết hợp đồng.
      • Kỹ năng hoà giải, giải quyết vướng mắc, tranh chấp về hợp đồng lao động.
      • Kỹ năng phòng ngừa, hạn chế rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng.
  2. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
    • Căn cứ tiến hành xử lý kỷ luật lao động.
    • Các hình thức xử lý kỷ luật lao động.
    • Những trường hợp người lao động bị sa thải.
    • Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động (Hướng dẫn cụ thể từng bước và biểu mẫu liên quan).
    • Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
    • Nội quy lao động.
    • Kỹ năng vận dụng pháp luật về kỷ luật lao động nhằm phòng chống những rủi ro, pháp lý cho doanh nghiệp trong việc xử lý kỷ luật lao động.
    • Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động.
    • Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, tiền lương tính trợ cấp thôi việc và mất việc.
    • Các vấn đề DN cần lưu ý khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động.

Đăng Ký

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chúng tôi. Tin nhắn đã được gửi thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn
Đã có lỗi xảy ra. Vui lòng thử lại sau hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại để giải quyết