Dao tao giang vien noi bo

Đào tạo giảng viên nội bộ

Nội dung khóa học

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:

  • Đội ngũ Giảng viên nội bộ, Chuyên viên đào tạo nhân sự nội bộ, ứng viên trở thành Giảng viên.
  • Các trưởng / phó phòng ban trong doanh nghiệp (có đội ngũ nhân viên thuộc quyền cần huấn luyện).

THỜI LƯỢNG KHÓA HỌC:

Tổng thời lượng khóa học: 2 ngày

  • Buổi sáng từ:    8:30 đến 11:30
  • Buổi chiều từ: 13:30 đến 16:30

Tổng quan

Khoá đào tạo Giảng viên nội bộ trang bị tổng hợp nhiều kỹ năng thành công cho các nhà Lãnh đạo/Quản lý, chương trình đào tạo tập trung về kỹ năng chuyên sâu và khả năng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm một cách thu hút và chất lượng nhất được các chuyên gia ANT Education, ĐH UBIS và IBM Institute dày công nghiên cứu thiết kế và triển khai giảng dạy. Thông qua các buổi học sôi động, lôi cuốn, thiết thực và nhiều bài tập thực hành sinh động, học viên có được một tấm gương sáng để soi tỏ chính mình, tự đánh giá được tố chất, năng lực bản thân và biết cách phát triển, nâng cao khả năng chia sẻ, truyền đạt và kỹ năng huấn luyện vươn đến một tầm thức mới.

Mục tiêu

Mục tiêu đào tạo:

  • Phát triển đội ngũ đào tạo nội bộ có chất lượng.
  • Trang bị cho HV các kỹ năng thiết yếu trong công tác đào tạo.
  • Giúp HV nắm vững quy trình để thiết kế, thực hiện một chương trình đào tạo thành công.
  • Cung cấp các kỹ năng hỗ trợ để nâng cao chất lượng đào tạo & quản lý lớp học hiệu quả.
  • Giúp DN giảm tối đa chi phí thuê giảng viên bên ngoài.

Sau khi tham gia khóa đào tạo, người học sẽ:

  • Học viên có thể vững vàng đứng lớp ngay sau khi kết thúc khóa học.
  • Được tương tác online với GV liên tục trong vòng 12 tháng sau khóa học.
  • Được mời đến kiến tập và thực tập tại các lớp khác mà GV đảm nhiệm ngay tại địa phương hoặc tại đô thị lân cận của HV trong vòng 6 tháng sau khóa học.

Nội dung khóa học

Phần I: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO

1. Giới thiệu

  • Phân biệt giữa Giáo dục, Đào tạo & Huấn luyện.
  • Phân biệt giữa giáo viên & chuyên viên đào tạo.
  • Vai trò của chuyên viên đào tạo tại doanh nghiệp.
  • Những tố chất cần có của một chuyên viên đào tạo.

2. Phong cách học tập

  • Ba loại giác quan: Thị giác, Thính giác & Hoạt động thể chất.
  • Quá trình học trải nghiệm theo David Kolb.
  • Phong cách học theo Honey & Mumford.

3. Phong cách học của người đi làm

  • Đặc điểm chung của người đi làm.
  • Cách học của người đi làm.
  • Nguyên tắc RAM2FAME.
  • Các phương pháp phổ biến khi đào tạo người đi làm.

Phần III: THỰC HÀNH & HỎI ĐÁP

1. Thực hành.

2. Giải đáp các câu hỏi và tình huống.

Phần II: KỸ NĂNG ĐÀO TẠO

1. Quy trình thực hiện

1.1 Phân tích nhu cầu đào tạo

  • Khái niệm về năng lực của đội ngũ HV.
  • Lợi ích của việc phân tích.
  • Quy trình phân tích.
  • Tìm hiểu về học viên.

1.2 Xây dựng chương trình

  • Xác định mục tiêu đào tạo & học tập.
  • Xác định nội dung.
  • Lập dàn bài tổng quát.
  • Thu thập tài liệu.
  • Hoàn thành bài giảng.
  • Giả định các tình huống.

1.3 Thực hiện

  • Công tác chuẩn bị.
  • Cấu trúc 10 – 80 – 10.

1.4 Đánh giá sau đào tạo

  • Học viên: Phản ứng – Sự tiếp thu – Hành vi thay đổi – Kết quả đạt được.
  • Giảng viên: Sự tương tác – Hàm lượng tri thức/nghiệp vụ – Khả năng thuyết phục…
  • Phương pháp đánh giá.
  • Theo dõi hậu đào tạo.

2. Các kỹ năng, kỹ thuật bổ trợ

2.1 Kỹ thuật đào tạo: Ba yếu tố cơ bản

2.2 Âm nhạc, màu sắc & hình ảnh

2.3 Một số kỹ năng cộng thêm

2.4 Yêu cầu về diện mạo

2.5 Hệ thống hành vi và ngôn từ

2.6 Liên kết kiến thức và dữ kiện; lý luận và thực tiễn

2.7 Kỹ năng đặt và quản lý câu hỏi/lắng nghe/nhận xét/góp ý/phải biện

2.8 Kỹ năng quản lý học viên

2.9 Cộng thêm: Kỹ thuật trình bày PPT

TỈ LỆ ĐÀO TẠO

  • 50% lý thuyết – 40% thực hành – 10% đối thoại

Đăng Ký

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chúng tôi. Tin nhắn đã được gửi thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn
Đã có lỗi xảy ra. Vui lòng thử lại sau hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại để giải quyết